8 công dụng làm đẹp của muối
1. Tắm với muối
Loại muối phổ biến nhất được dùng để tắm là muối epsom. Đó là một khoáng chất tương tự magnesium sulfate, nhưng các thành phần có trong muối epsom thực sự tác động đến làn da chúng ta. Khi tắm loại muối này, da sẽ trực tiếp hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, magnesium còn có liên quan đến sự hấp thụ canxi, giảm căng thẳng và ổn định chức năng máu cũng như dây thần kinh, giúp điều hòa nhịp tim. Nó còn có thể giúp giảm tình trạng viêm, đau của các cơ hoặc căng cơ. Đặc biệt, những người thường phải lao động chân tay nhiều càng nên tắm muối epsom để tránh đau nhức cơ thể.
Bạn chỉ cần cho khoảng 2 chén muối epsom vào bồn tắm nước ấm và tắm trong khoảng 15 phút sẽ giúp các khoáng chất thấm vào trong da, giúp da lấy lại sức sống, căng và sáng da hơn.
2. Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết bằng muối biển là phương pháp tự nhiên và an toàn cho da, đồng thời làm mịn da khô và đem lại cho bạn cảm giác mềm mại tuyệt vời. Để tẩy tế bào chết bạn thực hiện như sau: Trộn 1/4 chén muối với 1/2 đến 3/4 chén dầu hạnh nhân, dầu vừng hoặc dầu jojoba. Sau đó, các nàng thêm 20 giọt tinh dầu thơm yêu thích để tạo hương và giúp da mềm hơn. Tiếp theo, bạn dùng bông tắm thấm hỗn hợp trên và chà nhẹ vào vùng da cần tẩy tế bào chết. Đặc biệt, thoa hỗn hợp này rất tốt cho da trước khi bạn tẩy lông.
3. Đắp mặt nạ
Mặt nạ từ muốn biển rất hữu ích cho làn da dễ bị nhờn hoặc mụn trứng cá vì nó có tác dụng giảm viêm, cân bằng lượng dầu trên da và chữa những vết mụn. Để đắp mặt nạ muối biển bạn chỉ cần hòa tan muối vào nước theo tỉ lệ 1:3 rồi trộn với 3 muỗng cà phê mật ong nguyên chất tinh khiết. Sau đó, các nàng đắp mặt nạ và chờ trong vòng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
4. Khử mùi cơ thể
Muối tinh thể là chất khử mùi tự nhiên luôn có sẵn trong các cửa hàng. Nó giúp diệt vi khuẩn gây mùi hôi. Nếu thường khử mùi cơ thể tại nhà với baking soda, bạn có thể trộn thêm một thìa cà phê muối tinh khiết để giúp loại bỏ mùi cơ thể hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu mới tẩy lông, phái đẹp không nên khử mùi bằng muối vì nó sẽ gây xót và đau.
5. Sử dụng muối làm kem đánh răng
Tính chất kháng khuẩn tuyệt vời của muối khiến nó trở thành một loại kem đánh răng tự chế hiệu hiệu quả mà không tốn kém. Để chế kem đánh răng muối, bạn thực hiện theo các bước sau: Trộn baking soda với muối theo tỉ lệ 3:1. Các nàng có thể để hỗn hợp dưới dạng bột hoặc thêm chút glycerin để hỗn hợp trở nên nhão. Sau đó, thêm vài giọt tinh dầu như bạc hà, đinh hương hoặc bưởi để tạo hương thơm. Và bây giờ, bạn đã sở hữu một loại kem đánh răng muối biển hiệu quả mà lại tiết kiệm.
6. Súc miệng bằng muối
Súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày giúp loại bỏ bớt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, amidan và họng. Nước muối ấm còn kích thích tăng tuần hoàn máu tại chỗ, tập trung nhiều tế bào bạch cầu làm tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
Trường hợp răng bị lung lay, nếu súc miệng bằng nước muối ấm nhạt nhiều lần trong ngày không chỉ giúp loại bỏ bớt vi khuẩn mà còn loại bỏ các chất cặn bã - sản phẩm của quá trình viêm, như vậy sẽ làm giảm bớt viêm nhiễm, giúp răng lung lay chắc lại phần nào.
Cách súc miệng bằng nước muối hiệu quả nhất là : Lấy 1-2 thìa cà phê muối pha trong một cốc 240 ml nước đậm độ khoảng 2%. Không nên pha sẵn 1 chai nước muối mà nên pha đủ dùng cho mỗi lần.Khi súc miệng, hãy mím chặt môi và cố gắng đẩy nước vào mọi ngóc ngách trong khoang miệng của bạn với thời gian tương tự nhau. Và bạn nên súc miệng trong khoảng 30-60 giây. Tuy nhiên, các nàng không nên pha nước muối mặn quá vì nó dễ gây lở loét.
7. Làm sạch mũi
Ngoài công dụng làm kem đánh răng và giúp súc miệng, muối còn có công dụng rửa sạch mũi. Việc làm sạch mũi cải thiện hô hấp và có thể làm giảm dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang. Để rửa sạch mũi bằng nước muối, bạn cho một thìa cà phê muối vào một cốc nước rồi quấy cho tan đều. Sau đó, các nàng đứng trước bồn rửa mặt, nghiêng người về phía trước và nghiêng qua một bên rồi dùng ống tiêm 25 ml bơm mạnh nước muối vào lỗ mũi bên trên cho đến khi nước muối chảy ra ở lỗ mũi bên dưới. Bạn có thể lặp lại 3-5 lần và sau đó đổi bên.
8. Muối giúp chăm sóc vết thương
Đặc tính kháng khuẩn của muối khiến nó trở thành một trong những chất giúp sát trùng vết thương dân dã và phổ biến nhất. Tuy nhiên, khi vết thương vẫn đang chảy máu, bạn không nên dùng muối để chăm sóc. Chỉ sau khi máu ngừng chảy, bạn có thể chà nhẹ một chút muối vào vết thương để làm sạch, sát trùng và tăng tốc độ mau liền của vết thương.